Kết nối Wifi yếu, có phải do thiết bị mạng “hâm hấp” nóng?

Ket-noi-wifi-yeu-co-phai-do-thiet-bi-mang-ham-hap-nong1-min

Internet đóng vai trò quan trọng trong phần lớn các hoạt động của công ty bạn? Nhưng nhiều khi đang làm việc thì kết nối Wifi yếu, thậm chí là thường xuyên mất mạng? Nguyên nhân và cách khắc phục đầu tiên mà bạn nên thử áp dụng là gì? Hãy cùng TAKO tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ket-noi-wifi-yeu-co-phai-do-thiet-bi-mang-ham-hap-nong2-min
Kết nối Wifi yếu, có phải do thiết bị mạng “hâm hấp” nóng?

I. Thiết bị mạng bị nóng – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến kết nối Wifi yếu

Mỗi khi gặp tình trạng kết nối Wifi yếu, phần lớn chúng ta sẽ ngay lập tức ca thán rằng “Nhà mạng dạo này làm ăn chán thế” hoặc “Cá mập lại cắn cáp quang rồi”. Một số người có kiến thức hơn chút đỉnh sẽ nghi ngờ thiết bị Modem, Router “có khi hỏng rồi”.

Nhưng trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc kết nối Wifi yếu, chập chờn, lúc căng sóng lúc mất tín hiệu. Đừng vội trách móc nhà mạng hay tức tối mua ngay thiết bị mạng mới mà lãng phí tiền bạc. Việc đầu tiên bạn cần làm lúc này là kiểm tra xem những thiết bị mạng trong văn phòng của bạn có đang bị “hâm hấp nóng” hay đã “nóng bốc hỏa” đến nơi rồi.

Sau một thời gian sử dụng, trước những nhân tố tác động từ môi trường bên ngoài nhất là thời tiết mùa hè nóng, hoạt động làm việc quá tải đến vắt kiệt công suất… Router và Modem đều rất dễ bị nóng lên, lâu ngày dẫn đến hư hỏng nặng nề.

Khi nhiệt độ tăng cao, Modem không bắt được tín hiệu Internet còn Router thì bị cản trở trong việc phát sóng Wifi dẫn đến tình trạng kết nối Wifi yếu và hay bị mất mạng. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu mà đa số chúng ta đều gặp phải.

Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục tình trạng này một cách dễ dàng, giúp tăng tuổi thọ thiết bị, tiết kiệm chi phí với những mẹo hay sẽ được TAKO hướng dẫn ngay sau đây.

II. 3 mẹo “giải nhiệt” cho Modem và Router truyền phát tín hiệu Internet mạnh mẽ hơn

1. Tắt nguồn modem và router khi không dùng mạng

Một số người sử dụng Internet cứ nghĩ rằng không cần thiết phải tắt đi các thiết bị mạng, nhất là các thiết bị phát Wifi, nhưng điều đó là sai lầm vì máy móc hoạt động liên tục sẽ mau hỏng hóc hơn.

Nên những lúc chúng ta không sử dụng thiết bị này, hãy tắt nó đi để vừa đảm bảo tuổi thọ thiết bị vừa có thể tiết kiệm một phần điện năng.

Tat-nguon-router
Tắt nguồn thiết bị mạng giúp tăng tuổi thọ và tiết kiệm điện năng

2. Không nên đặt Modem, Router gần các thiết bị điện tử sinh nhiệt

Đừng đặt thiết bị mạng của bạn gần các nguồn phát nhiệt khác như PC, tủ lạnh, điều hòa, TV, lò vi sóng…

Hãy đặt Modem và Router ở trên cao, hoặc những vị trị thông thoáng để chúng dễ dàng tỏa nhiệt

>>> Tham khảo thêm: Điểm mặt 7 vật cản trong văn phòng làm mạng Wifi bị yếu

3. Quan tâm vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị định kỳ

Cứ 1-2 tháng bạn nên lau chùi, vệ sinh các thiết bị Modem và Router Wifi một lần. Đặc biệt là tại các đầu tiếp xúc để giúp cho thiết bị tránh được tình trạng bụi bẩn làm hạn chế khả năng hoạt động.

Chỉ cần thực hiện 3 mẹo “giải nhiệt” vô cùng đơn giản trên đây, không những giúp cho thiết bị hoạt động hiệu quả hơn, mà còn giảm được phần nào tình trạng kết nối Wifi yếu, chậm chờn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những giá trị hữu ích.

Ngoài ra, nếu bạn cần tư vấn thiết kế giải pháp mạng Lan, Wifi tổng thể cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chuyên gia của TAKO.