Mô hình mạng văn phòng tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

mo-hinh-mang-van-phong-tot-nhat-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho
mo-hinh-mang-van-phong-tot-nhat-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho
Mô hình mạng văn phòng tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bất kể doanh nghiệp nào cũng cần có một hạ tầng máy tính kết nối mạng Lan, Wifi. Trong đó, mô hình mạng là xương sống giúp cho toàn bộ hệ thống wifi, internet hoạt động trơn tru, bảo mật và dễ dàng bảo trì, nâng cấp.  Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều đơn vị lắp đặt mạng văn phòng với nhiều mô hình khác nhau. 

Vậy, đâu mới là mô hình mạng lan, wifi văn phòng tối ưu nhất, có tính ứng dụng lâu dài và dễ bảo trì, mở rộng trong tương lai, khi doanh nghiệp bạn ngày một phát triển hơn. Hãy cùng TAKO tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé. 

I. Hệ thống mạng Lan, Wifi và các thành phần trong một mô hình mạng văn phòng?

1. Tổng quan về mạng Lan, Wifi văn phòng

Nói một cách dễ hiểu, hệ thống mạng Lan, Wifi văn phòng là sự kết hợp các thiết bị máy tính, laptop với nhau thông qua các thiết bị mạng và dây cáp mạng. Hệ thống mạng Lan, Wifi được thiết kế khoa học và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp giúp đảm bảo internet luôn nhanh, khỏe và ổn định cho hàng chục, hàng trăm thiết bị sử dụng cùng lúc. 

Từ đó giúp nhiều người dùng trong cùng một văn phòng, một công ty dễ dàng thực hiện các tác vụ: 

  • Tra cứu, tìm hiểu trao đổi thông tin qua các nền tảng internet nhanh chóng. 
  • Chia sẻ tập tin nội bộ với nhau.
  • Chỉnh sửa hay sao chép tập tin trên máy tính khác đơn giản như đang thực hiện trên máy tính của chính mình. 
  • Sử dụng chung các thiết bị ngoại vi một cách dễ dàng khi kết nối mạng như: máy in, máy scan, máy fax,…

2. Một mô hình mạng doanh nghiệp thường bao gồm 3 thành phần chính 

  • Kênh truyền internet được cung cấp bởi các nhà mạng: VNPT, FPT, Viettel…
  • Thiết bị mạng: Router, modem, switch, access point, dây cáp mạng…
  • Thiết bị văn phòng: Máy tính bàn, laptop, máy in, máy scan, smartphone…

II. 3 sơ đồ hệ thống mạng cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Hầu hết hệ thống mạng tại các doanh nghiệp Việt Nam được lắp đặt theo 1 trong 3 mô hình phổ biến sau đây:  

  • Mô hình mạng trạm chủ (Client-Server)
  • Mô hình mạng ngang hàng (Peer-to-Peer)
  • Mô hình mạng lai (Hybrid)

1. Mô hình mạng trạm – chủ (Client – Server)

Trong mô hình mạng trạm – chủ (Client – Server) gồm có 2 loại thiết bị: 

  • Máy tính đóng vai trò là máy chủ (Server): Có khả năng cung cấp tài nguyên và các dịch vụ đến các máy trạm khác trong hệ thống mạng. Server đóng vai trò hỗ trợ cho các hoạt động trên máy trạm client diễn ra hiệu quả hơn.
  • Máy tính và thiết bị ngoại vi đóng vai trò là máy trạm: Không cung cấp tài nguyên đến các máy tính hay thiết bị ngoại vi khác mà chỉ sử dụng tài nguyên được cung cấp từ máy chủ. Một client trong mô hình này có thể là một server cho mô hình khác, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của công ty. 

Cách vận hành của mô hình mạng trạm – chủ như sau: Máy trạm (Client) sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ (Server). Máy chủ sau khi xử lý dữ liệu và gửi kết quả về cho máy trạm.

 

Mo-hinh-client-server
Sơ đồ hệ thống mạng cho doanh nghiệp theo mô hình trạm – chủ (Client – Server)
  • Ưu điểm của mô hình mạng trạm – chủ
  • Có thể làm việc trên bất kì một máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông. 
  • Mô hình Client server chỉ mang đặc điểm của phần mềm mà không hề liên quan đến phần cứng, yêu cầu duy nhất là server phải có cấu hình cao hơn các client.
  • Client server hỗ trợ người dùng nhiều dịch vụ đa dạng và sự tiện dụng bởi khả năng truy cập từ xa mà các mô hình cũ hơn không có được.
  • Nhược điểm của mô hình mạng trạm – chủ
  • Do phải trao đổi qua lại các dữ liệu giữa máy trạm và máy chủ nên tính bảo mật kém. 
  • Luôn phải có 1 máy chủ hoạt động 24/7 để duy trì toàn bộ hệ thống mạng. Chính vì phụ thuộc vào máy chủ, nên nếu máy chủ gặp trục trặc toàn bộ hệ thống mạng đều bị ngưng trệ theo. 
  • Chi phí lắp đặt cao 

2. Mô hình mạng ngang hàng (Peer to Peer)

Trong mạng ngang hàng Peer to Peer (P2P) mỗi máy tính đóng vai trò vừa là máy chủ vừa là máy trạm đối với máy khác trong mạng lưới. Điều đó có nghĩa là một mạng ngang hàng P2P được tạo ra khi hai hoặc nhiều máy tính được kết nối và chia sẻ dữ liệu mà không cần phải thông qua một máy chủ  riêng biệt.

Mang-ngang-hang-p2p-peer-to-peer-la-gi
Mô hình mạng ngang hàng (Peer to Peer)
  • Ưu điểm của mô hình mạng ngang hàng:
  • Tất cả các máy tính trong hệ thống đều đóng góp băng thông, khả năng lưu trữ và tính toán. 
  • Không bị phụ thuộc vào một máy chủ nhất định, hệ thống vẫn sẽ hoạt động tốt khi một số máy gặp sự cố. 
  • Cho phép bạn tìm kiếm các tệp trên máy tính của người khác, đồng thời cho phép người khác tìm kiếm tệp trên máy tính của bạn nhưng thường chỉ giới hạn trong một thư mục mà bạn đã chia sẻ.
  • Chi phí lắp đặt thấp, dễ cài đặt. 
  • Nhược điểm của hệ thống mạng ngang hàng 
  • Độ an toàn và bảo mật kém, phụ thuộc vào mức truy nhập được chia sẻ.
  • Không cho phép quản lý và lưu trữ tập trung. 

3. Mô hình mạng lai (Hybrid)

Mô hình mạng lai được kết hợp từ cả hai loại mạng trạm – chủ và mạng ngang hàng. 

Trong mô hình mạng có máy chủ (server) không phải mọi máy chủ đều hoạt động như nhau mà chúng được dành riêng để thực hiện những nhiệm vụ chuyên biệt nhằm hỗ trợ các máy trạm trên mạng. 

Một máy chủ có thể thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ này hoặc cũng có thể có một số máy chủ sẽ thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt nào đó, ví dụ như: Web server, FTP server, File server, Printer server…

III. Mô hình mạng nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhìn chung mỗi mô hình mạng máy tính doanh nghiệp đều có ưu và nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau. 

Tuy nhiên, nếu so sánh mô hình mạng nào tốt nhất cho phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thì đó chính là mô hình mạng lai. 

Đây cũng chính là mô hình mạng mà TAKO đang triển khai cho các doanh nghiệp trên toàn quốc. Có 4 lý do khiến cho mô hình mạng lai trở thành giải pháp mạng văn phòng tối ưu nhất cho doanh nghiệp Việt: 

  • Về tính hiện đại: Mô hình với chức năng quản lý mạng qua 1 Router và Core Switch giúp hệ thống mạng luôn được quản lý 1 cách hiệu quả, hệ thống wifi EAP với khả năng quản lý tiện lợi và các tính năng mới hữu ích.
  • Về hiệu suất: Đảm bảo hiệu suất hoạt động liên tục ổn định trong 1 thời gian dài đối với môi trường doanh nghiệp.
  • Về chi phí: Rất hợp lý mang lại hiệu quả cao.
  • Về sự tiện dụng: Quản lý hệ thống nhanh chóng và đơn giản. Hệ thống mạng Lan, Wifi được tối ưu mang lại tốc độ và độ phủ sóng tuyệt vời.

Chính bởi vậy, trước khi doanh nghiệp triển khai lắp đặt hệ thống mạng văn phòng cần tìm hiểu thật kỹ. Doanh nghiệp nên lựa chọn các đơn vị cung cấp hệ thống mạng có khả năng tư vấn chính xác để từ đó thiết kế và triển khai hệ thống mạng phù hợp nhất với doanh nghiệp bạn nhé. 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn lắp đặt hệ thống mạng hiệu quả với chi phí tối ưu nhất.