Ứng dụng Internet trong việc giảng dạy hiện nay là điều vô cùng cần thiết. Vậy hệ thống mạng Internet tại các trường học cần được thiết kế như thế nào? Mô hình mạng nào sẽ phù hợp tại trường học? Cùng Giải pháp mạng TAKO tìm hiểu ngay nhé
I. Tầm quan trọng của hệ thống mạng Internet trong trường đại học
Ngành giáo dục đang ngày càng có những bước tiến vô cùng quan trọng khi có sự kết hợp với Internet. Chúng giúp cho việc giảng dạy, tìm hiểu kiến thức, quản lý con người trở nên hiệu quả hơn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế đã ngày càng đưa đất nước ta phát triển. Ở Việt Nam internet không chỉ được dùng để giải trí, để kết nối bạn bè.
Mặt khác, những ứng dụng của Internet còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực quan trọng như là giáo dục, phục vụ cho Quốc phòng, an ninh trật tự xã hội, quản lý con người. Đối với giáo dục ứng dụng của Internet rất phổ biến từ các cấp học thấp cho tới các trường đại học lớn trên cả nước.
Tại các trường đại học, hệ thống mạng Internet còn giúp cho việc giảng dạy, tìm kiếm các thông tin kiến thức của giảng viên, sinh viên được thuận tiện, nhanh chóng. Đồng thời, việc quản lý sinh viên cũng như các vấn đề trong học tập, đề thi cũng trở nên dễ dàng hơn.
II. Tiêu chí xây dựng hệ thống mạng Internet cho trường học
Đối với học sinh, sinh viên thì Internet được coi là một trong những phương tiện hiệu quả giúp các bạn tra cứu thông tin, tìm kiếm tri thức,, thực hiện các nghiên cứu khoa học. Các bạn cũng có thể sử dụng chúng làm phương tiện để giải trí sau mỗi tiết học căng thẳng để mình có được tinh thần tốt hơn, đạt được hiệu quả học tập cao hơn.
Có thể thấy học sinh sinh viên hiện nay ai cũng sở hữu một chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh có khả năng kết nối internet thông qua đó các bạn cũng có thể kết nối với tất cả các bạn học sinh, sinh viên trong cả nước hoặc trên toàn thế giới để trao đổi kiến thức mở mang hiểu biết của mình.
Đối với đội ngũ giảng viên, cán bộ của mỗi trường học hay trong ngành giáo dục nói chung thì internet phát huy tối đa vai trò tìm kiếm thông tin của mình đồng thời giúp các cán bộ quản lý con người một cách hiệu quả hơn.
Phương thức giảng dạy sẽ được cải tiến, mang đến chất lượng khi mà có sự hỗ trợ của Internet và các thiết bị khoa học như máy chiếu, máy vi tính. Trong những năm gần đây, ứng dụng của mạng internet vào trong giáo dục ngày càng được chú trọng nâng cao, đầu tư nhiều hơn.
III. Các mô hình mạng dành cho trường học
1. Mô hình Client – Server
Client server là mô hình mạng máy tính gồm có 2 thành phần chính đó là máy khách (client) và máy chủ (server). Server chính là nơi giúp lưu trữ tài nguyên cũng như cài đặt các chương trình dịch vụ theo đúng như yêu cầu của client. Ngược lại, Client bao gồm máy tính cũng như các loại thiết bị điện tử nói chung sẽ tiến hành gửi yêu cầu đến server.
Ưu điểm của Client – Server
- Hoạt động trên tất cả các máy tính hỗ trợ giao thức truyền thông.
- Mô hình máy khách / máy chủ chỉ giữ các thuộc tính phần mềm và không liên quan gì đến phần cứng. Yêu cầu duy nhất là máy chủ có cấu hình cao hơn máy khách.
- Máy chủ cung cấp cho người dùng nhiều dịch vụ khác nhau và sự tiện lợi của việc truy cập từ xa không có ở các kiểu máy cũ hơn.
Nhược điểm của Client – Server
- Dữ liệu được yêu cầu phải được chia sẻ giữa máy trạm và máy chủ, điều này làm giảm tính bảo mật.
- Luôn phải có một máy chủ hoạt động 24/7 để duy trì toàn bộ kết nối mạng của doanh nghiệp.
- Bởi vì nó phụ thuộc vào máy chủ, nếu máy chủ gặp sự cố, toàn bộ mạng sẽ hư hại. Chi phí lắp đặt mô hình mạng Client-Server cao.
2. Mô hình Peer to Peer
Mạng peer to peer (P2P) là một kiến trúc ứng dụng phân tán nhằm phân vùng nhiệm vụ hoặc khối lượng công việc giữa các peer. Các peer là những thiết bị tham gia trong ứng dụng có đặc quyền như nhau. Chúng tạo thành một mạng lưới các node ngang hàng.
Ưu điểm của P2P
- Mỗi máy tính trong hệ thống đều góp phần vào băng thông, không gian lưu trữ và sức mạnh xử lý.
- Không cần phải phụ thuộc vào một máy chủ cụ thể.
- Nếu có sự cố xảy ra với một số máy, hệ thống sẽ vẫn hoạt động bình thường.
- Cho phép người khác tìm kiếm tệp trên máy tính của họ hoặc trên máy tính của bạn, nhưng chỉ trong các thư mục được chia sẻ.
- Chi phí lắp đặt mạng không cao và việc lắp đặt thuận tiện.
Nhược điểm của P2P
- Tùy thuộc vào cấp độ truy cập được chia sẻ, bảo mật có thể không cao.
- Lưu trữ và quản lý trung tâm không đồng bộ.
>>> Tham khảo thêm bài viết: Nâng cao hệ thống mạng cho trường Đại Học để phục vụ cho học sinh, sinh viên tìm kiếm tài liệu phục vụ cho học tập, giải trí
3. Mô hình mạng lai Hybrid
Mô hình mạng lai là sự kết hợp của hai loại Client Server – P2P. Trong mô hình mạng dựa trên máy chủ, không phải tất cả các máy chủ đều hoạt động như nhau mà chúng chuyên thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt để hỗ trợ các máy trạm trong mạng.
Bạn có thể thực hiện tất cả các tác vụ này trên một máy chủ hoặc có thể thực hiện các tác vụ cụ thể trên nhiều máy chủ.
Đối với mô hình mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ lai Hybrid là sự kết hợp ưu điểm của mô hình Client-Server và P2P giúp kết nối mạng ổn định, lâu dài liên tục trong môi trường doanh nghiệp. Về chi phí lắp đặt và thi công, mô hình mạng lai có chi phí lắp đặt không cao thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
III. Đơn vị thiết kế – xây dựng hệ thống mạng Internet
Giải pháp mạng TAKO là đơn vị uy tín với những giải pháp thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng đầu Việt Nam. Quy trình thiết kế hệ thống mạng được xây dựng phù hợp với từng quy mô doanh nghiệp khác nhau. Đồng thời, TAKO cũng là đơn vị cung cấp các thiết bị mạng chính hãng với 20 năm kinh nghiệm. Được sự tín nhiệm từ các hãng TPLinks, Mercusys…TAKO nhập khẩu trực tiếp không qua trung gian, vậy nên giá thành vô cùng ưu đãi. Để liên hệ tư vấn, vui lòng liên hệ qua Hotline: 0888.342.020 hoặc để lại thông tin liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất!