WLAN là tên viết tắt của hệ thống mạng nào? WLAN có phải là Wifi không?

Wlan-la-ten-viet-tat-cua-he-thong-mang-nao-wlan-co-phai-la-wifi-khong-6

WLAN là một trong những hình thức kết nối mạng không còn xa lạ nhưng vẫn có nhiều người chưa năm rõ về cấu tạo cũng như hình thức hoạt động của chúng. Trong bài viết này, TAKO sẽ giúp bạn giải đáp về vấn đề WLAN là viết tắt của hệ thống mạng nào và những ưu – nhược điểm của loại mạng này nhé!

I. WLAN là gì?

WLAN là một kiểu mạng không dây (Wireless Lan) cho phép từ hai hay nhiều thiết bị kết nối với nhau thông qua các giao thức chuẩn mà không cần kết nối bằng dây mạng.

Vì đây là mạng được hoạt động dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.11, nên đôi khi nó còn được coi là mạng 802.11 network Ethernet để nhấn mạnh đặc điểm nền tảng mạng này là dựa trên mạng Ethernet truyền thống.

Wlan-la-ten-viet-tat-cua-he-thong-mang-nao-wlan-co-phai-la-wifi-khong-2_result
WLAN là gì?

II. WLAN và Wifi có phải là một không?

WLAN đôi khi được coi như hệ thống mạng không dây cục bộ. Mặc dù nghe thoáng qua có thể nhầm tưởng rằng WLAN chính là Wifi của tổ chức Wifi Alliance. Mặc dù đôi khi thuật ngữ Wifi và WLAN vẫn được sử dụng để thay thế cho nhau nhưng vẫn có một số khác biệt về ngữ nghĩa.

Trong đó, hành động “kết nối Wifi” là để nhắc đến một kết nối không dây nhất định mà một thiết bị sử dụng, còn với WLAN thì chính là mạng Network. Ngoài ra, Wifi không phải là một thuật ngữ về kỹ thuật, nó được dùng như một cách mô tả tập hợp của tiêu chuẩn IEEE 802.11 và đôi khi là để thay thế cho tiêu chuẩn đó.

Không phải thiết bị Wifi nào cũng nhận được chứng nhận từ Wifi Alliance mặc dù Wifi được sử dụng bởi hơn 700 triệu người thông qua khoảng 750.000 điểm kết nối trên toàn thế giới.

III. WLAN có ưu – nhược điểm gì?

1. Ưu điểm của WLAN

Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của WLAN đó là các thiết bị đều có thể thực hiện kết nối không dây, loại bỏ sự cần thiết của cáp truyền tính hiệu. Điều này giúp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp tạo ra một hệ thống mạng cục bộ mà không cần phải kết nối với Ethernet. Nó cũng cung cấp mạng tới những thiết bị nhỏ như máy tính bảng, điện thoại thông minh..

WLAN không bị giới hạn bởi việc số cổng vật lý trên router và do đó, bạn có thể hỗ trợ hàng chục hoặc hàng trăm thiết bị cùng lúc. Phạm vi của một mạng WLAN sẽ dễ dàng được mở rộng bằng việc lắp thêm một hoặc nhiều bộ lắp.

Cuối cùng, với một mạng WLAN bạn có thể dễ dàng được nâng cấp bằng việc thay thế các bộ định tuyến bằng những thiết bị phiên bản mới. Đây là một giải pháp dễ dàng hơn và rẻ hơn so với việc nâng cấp nguyên hệ thống Ethernet cũ.

Wlan-la-ten-viet-tat-cua-he-thong-mang-nao-wlan-co-phai-la-wifi-khong_result
Kết nối nhanh chóng với nhiều thiết bị

2. Nhược điểm của WLAN

Mạng không dây sẽ kém an toàn hơn so với một hệ thống mạng có đây. Bất kỳ thiết bị không dây nào cũng có thể kết nối với hệ thống WLAN, do đó bạn cần phải để ý tới việc hạn chế truy cập vào mạng nếu bảo mật là một mối quan ngại. Điều này thường được thực hiện khi sử dụng xác thực không dây như WEP hoặc WPA, mã hóa thông tin liên lạc. 

Ngoài ra, hệ thống mạng không dây dễ bị ảnh hưởng từ các tính hiệu khác hoặc các rào cản vật lý, chẳng hạn như các bức tường hay đồ vật trong nhà. Vì mạng LAN cung cấp hiệu suất và bảo mật cao nhất do vậy vẫn được các doanh nghiệp và chính phủ lựa chọn sử dụng nhiều hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Công nghệ thiết kế hệ thống mạng Lan, Wifi chuẩn quốc tế từ TP-Link

III. Điểm truy cập WLAN gồm những gì?

Với mọi thành phần kết nối với mạng WLAN sẽ được coi là một trạm và thuộc vào một trong hai loại sau: điểm truy cập (AP) và máy khách.

  • Access points (AP): Các điểm truy cập sẽ là nơi cung cấp và nhận tín hiệu tần số vô tuyến với các thiết bị đã kết nối với nó, chúng sẽ thường hoạt động như một bộ định tuyến (Router)
  • Người dùng có thể dùng cũng có thể sở hữu các loại thiết bị khác nhau. Các thiết bị này đều có thể kết nối vào các loại AP này.

Việc các trạm giao tiếp được với nhau còn được gọi là basic service sets, trong đó có: loại độc lập và loại cơ sở hạ tầng. 

Loại độc lập (BSS độc lập) có thể tồn tại khi hai máy khách giao tiếp mà không sử dụng AP, nhưng không thể kết nối tới bất cứ BSS nào khác. Các mạng WLAN như vậy sẽ được gọi là mạng WLAN đặc biệt hoặc mạng ngang hàng.

BSS cơ sở hạ tầng là BSS thứ hai, nó có thể thực hiện giao tiếp với các trạm khác nhưng chỉ trong các BSS khác và phải thông qua các AP.

>>> Tham khảo ngay: Top 3 thiết bị Wifi cho nhà trọ tốt nhất 2022 trong tầm giá dưới 1 triệu

V. Có những mô hình WLAN nào? 

Có 3 loại mô hình WLAN điển hình, để bạn hiểu rõ hơn thì dưới đây là thông tin chi tiết về những mô hình đó. 

1. Mô hình mạng WLAN độc lập IBSSs

Cấu trúc của mô hình này là gồm các nút di động (máy tính kết nối mạng) tập trung lại trong một không gian nhỏ để tạo ra những kết nối ngang cấp. Các nút di động có thể truyền tin trực tiếp với nhau mà không cần phải quản trị mạng. 

2. Mô hình mạng WLAN cơ sở BSSs

Là mô hình gồm các điểm Access Point được gắn với mạng đường trục hữu tuyến, BSSs là mô hình dùng để giao tiếp với các thiết bị di động trong vùng phủ sóng của một cell. AP đóng vai trò là điều khiển cell và điều chỉnh lưu lượng tới mạng. Các thiết bị di động không giao tiếp trực tiếp với nhau mà tạo ra sự giao tiếp thông qua AP.

Wlan-la-ten-viet-tat-cua-he-thong-mang-nao-wlan-co-phai-la-wifi-khong-4_result
Mô hình cơ sở của mạng WLAN

>>> Tham khảo thêm: Tuyệt đối đừng “lắp bừa” wifi cho quán cafe, nhà hàng

3. Mô hình mạng WLAN mở rộng ESSs

ESSs là mô hình được tạo nên từ một tổ hợp các BSSs, nơi các AP giao tiếp với nhau để thực hiện việc chuyển lưu lượng từ BSS này sang một BSS khác với mục tiêu đảm bảo sự trơn tru trong quá trình di chuyển qua các trạm thu phát. AP có thể kết nối tới các thiết bị di động hoặc giao tiếp trực tiếp với nhau.

Ở bài viết này, TAKO đã đem đến cho bạn những giải đáp về việc WLAN là viết tắt của hệ thống mạng nào? Hy vọng rằng bạn có thể hiểu thêm về hệ thống mạng này thông qua bài viết. 

Là một đơn vị tư vấn giải pháp mạng uy tín hàng đầu Việt Nam, TAKO cam kết sẽ cung cấp tới bạn những thiết bị mạng chính hãng chất lượng cao với giá thành tốt nhất. Liên hệ ngay qua Hotline: 0888 34 20 20 hoặc để thông tin tại đây để nhận được tư vấn nhanh nhất.