Nhu cầu hạ tầng wifi đang tăng cao do COVID-19 khiến cho các hoạt động của con người dần dịch chuyển sang hình thức online. Khi tất cả mọi người đều làm việc, giao dịch, buôn bán,… thông qua trực tuyến, lượng người truy cập vào internet toàn cầu bỗng chốc tăng vọt.
I. Trong cuộc chiến chống lại Covid-19, nhu cầu “kết nối” là trung tâm
Khi “kết nối thật” bị tạm ngưng vì dịch thì cũng chính là lúc “kết nối ảo” lên ngôi. Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc, Savills Việt Nam cho biết “Trong đợt dịch bùng phát lần đầu tiên, từ tháng 2 đến giữa tháng 4 năm 2020, lưu lượng truy cập internet toàn cầu đã tăng gần 40%.”
1. Các doanh nghiệp khai thác sử dụng hạ tầng wifi trong mùa dịch
COVID-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Do quy định giãn cách của nhà nước nên các doanh nghiệp cho nhân viên làm việc tại nhà, bằng hình thức trực tuyến, giám sát thông qua các thiết bị công nghệ. Thay vì chỉ phải đưa ra giải pháp hệ thống mạng tổng cho toàn công ty sử dụng thì mỗi cá nhân lại phải tự lo phần mình. Yêu cầu về chất lượng mạng, wifi cần ổn định để đảm bảo cho mình luôn “có mặt” trong giờ làm việc.
>>> Có thể bạn quan tâm: 4 mẹo để sử dụng mạng Wifi tốt hơn, hỗ trợ họp Online mùa dịch.
2. Kinh doanh, mua bán trên các sàn thương mại điện tử, các app giao hàng được tận dụng tối đa
Việc hạn chế tụ tập, đi lại khiến cho người dân không thể tổ chức họp chợ, mua bán offline. Lúc này, kinh doanh, mua bán thông qua các app giao hàng, đặt đồ ăn, các sàn thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi. Giải pháp hạ tầng mạng tổng thể tốt, ổn định ngay cả vào những lúc cao điểm sẽ giúp cho việc giao dịch của người dân trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
3.“Kết nối” để tư vấn y tế, sức khỏe thông qua mạng
Dịch COVID-19 bùng phát, các trang tư vấn về sức khỏe, kênh mạng xã hội cung cấp thông tin về dịch, các ứng dụng theo dõi sức khỏe, khai báo y tế được lập ra. Mỗi người dân đều thông qua hạ tầng wifi để cập nhật thông tin mỗi ngày. Các thông tin được gửi về và lưu trữ lại trên hệ thống tổng để nhà nước và các cơ quan chức năng kịp thời đưa ra giải pháp và xử lý.
4. Nhu cầu về giải trí, chơi game, xem phim trực tuyến tăng cao
Khi không được ra khỏi nhà và không có quá nhiều việc để làm, con người dễ sinh ra nhàm chán. Lúc này, họ có nhu cầu tìm đến các hoạt động giải trí online để tự tạo niềm vui cho mình. Các ứng dụng mạng thông minh sẽ kết nối mọi người với nhau trong không gian ảo, họ có thể cùng chơi game, cùng xem phim ngay cả khi đang không ở chung một chỗ. Một giải pháp hạ tầng mạng tốt vô cùng hữu ích vào lúc này.
II. Covid-19 chứng minh chúng ta cần tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng băng thông rộng
Băng thông rộng là một đường truyền dữ liệu cho phép truyền nhiều tín hiệu và nhiều đường cùng một lúc. Trong mùa dịch và cả trong tương lai, khi lưu lượng truy cập internet luôn ở mức khủng, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng băng thông rộng là điều vô cùng cần thiết.
Trong truy cập internet, thuật ngữ “băng thông dụng” có nghĩa là “truy cập luôn được bật và nhanh hơn truy cập truyền thống”. Con số chính xác hơn về tốc độ đã được quy định, bao gồm:
- “Lớn hơn tốc độ chính” (dao động trong khoảng từ 1,5 đến 2 Mbit/s) – Tổ chức viễn thông quốc tế đưa ra trong “dịch vụ băng thông rộng” vào năm 1988.
- “Truy cập internet luôn bậy và nhanh hơn truy cập quay số truyền thống”.
- 4 Mbit/s Tải xuống, 1 Mbit/s tải lên (Năm 2010)
- 25 Mbit/s tải xuống, 3 Mbit/s tải lên (Năm 2015)
Xây dựng được cơ sở hạ tầng băng thông rộng tốt, điều đó đồng nghĩa với việc các tín hiệu từ các thiết bị truyền đi sẽ được xử lý nhanh chóng, chính xác hơn. Từ đó giúp:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế: Việc xử lý công việc ở các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước trở nên thuận lợi, dễ dàng, trơn tru hơn
- Người dân có một cuộc sống hiện đại, tiện lợi hơn: Những tình huống khẩn sẽ không rơi vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” chỉ vì “lỗi đường truyền” hay “mất tín hiệu”.
>>>Xem thêm: Tư vấn giải pháp mạng Lan, Wifi tốc độ cao cho doanh nghiệp
III. Xu hướng tương lai của các trung tâm dữ liệu
Trung tâm dữ liệu là một hạ tầng tập trung nhiều thành phần tài nguyên mật độ cao làm chức năng lưu trữ, xử lý toàn bộ các dữ liệu trên hệ thống với khả năng sẵn sàng và ổn định cao.
Dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu khiến cho chúng ta nhìn nhận rõ hơn về xu hướng tương lai của các trung tâm dữ liệu. Theo hãng tư vấn Jones Lang LaSalle (JLL), doanh thu của các trung tâm dữ liệu đang phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm 15,7%. Thị trường dịch vụ lưu trữ và điện toán đám mây trong năm 2021 có thể tăng gần 30% so với năm 2017, đặt 167 tỷ USD. Trên đà nhu cầu sử dụng cao như thời điểm hiện tại thì dự kiến, tốc độ tăng trưởng của khối dữ liệu sẽ tiếp tục tăng cao theo cấp số nhân. Thị trường trung tâm dữ liệu dần trở nên đầy tiềm năng và hứa hẹn.
Theo như phân tích, xu hướng có khả năng cao được hình thành và phát triển trong tương lai để nâng cấp và giúp hệ thống trung tâm dữ liệu hoàn thiện hơn bao gồm:
- Những pháo đài vững chắc của dữ liệu được xây dựng: Các máy chủ được tập trung tối ưu thành một hệ thống an ninh vững chắc như một pháo đài “bất khả xâm phạm”. Pháo đài này giúp ngăn chặn sự tấn công, truy cập trái phép của hacker.
- Công nghệ sương mù xuất hiện: Công nghệ này đã được phát triển và giới thiệu bởi Cisco. Đây là công nghệ giúp tạo ra một mạng lớn gộp lại từ nhiều mạng nhỏ. Nhờ đó, việc khai thác nguồn tài nguyên mạng được tối ưu.
Nhìn ra thời thế và cơ hội ở trong thách thức, mong rằng khi nhận thấy được nhu cầu về hạ tầng wifi đạt đỉnh, giới CNTT sẽ sớm đưa ra những giải pháp và chiến lược mới giúp ổn định và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bạn đang gặp các vấn đề mạng Lan, Wifi chậm yếu, cần nâng cấp hệ thống mạng văn phòng đạt tốc độ cao hơn, hãy liên ngay tới Hotline 0888 34 20 20 hoặc đăng ký trực tuyến để được tư vấn giải pháp tốt nhất nhé!